Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014



Đa sinh tố (multivitamins) là hỗn hợp vi lượng. Tuy là thuốc bổ nhưng nếu cha mẹ cho con uống tùy tiện có thể gây hại cho bé, dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga, khoa Dược Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cảnh báo.

Đa sinh tố (multivitamins) là một chế phẩm bổ sung, thành phần có từ ba vitamin trở lên như vitamin A, B, C, D…; có hoặc không kèm các khoáng chất như kẽm, sắt… Nói đơn giản đây là một hỗn hợp vi lượng, phụ huynh hay gọi chung chung là “thuốc bổ”. Về nguyên tắc, nếu một trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm bột đường, ngũ cốc; nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua; nhóm giàu chất béo như dầu mỡ, nhiều trái cây tươi và rau xanh thì bé sẽ nhận đủ các loại vitamin và khoáng chất theo nhu cầu hàng ngày.


nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm tiện lợi và thực phẩm chế biến sẵn; những trẻ uống nhiều nước ngọt có gas; trẻ đang chơi thể thao; trẻ ăn chay hoặc chế độ ăn uống hạn chế khác.

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ thuốc, thực phẩm chức năng cho đến kẹo ngọt với nhiều xuất xứ từ trong nước đến Mỹ, châu Âu, với thành phần và liều lượng vitamin và khoáng chất rất khác nhau. Tuy nhiên, không có loại thuốc bổ nào tối ưu cho tất cả. Chọn loại nào phải dựa trên nhu cầu từng trẻ và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Nên lưu ý khi uống nhiều một loại vitamin này có thể làm tăng nhu cầu của các vitamin khác. Tự ý dùng thuốc bổ kéo dài có thể dẫn đến quá liều vitamin khiến trẻ ngộ độc. Có một nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh nhân bị thiếu máu tự bổ sung liều cao axít folic, vì axít folic có thể che giấu các biểu hiện của bệnh thiếu máu ác tính.

Trẻ có thể dị ứng với một thành phần trong hỗn hợp vitamin đang uống. Dù phản ứng nghiêm trọng ít xảy ra nhưng phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ phát ban, ngứa, sưng, đặc biệt là ở mặt, lưỡi hoặc cổ họng, chóng mặt dữ dội, khó thở.

Vitamin và khoáng chất có thể tương tác, làm giảm tác dụng của các thuốc trẻ đang dùng. Do vậy, phụ huynh cần lưu ý không thuốc nào an toàn tuyệt đối. Phụ huynh nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ hay dược sĩ nếu muốn bổ sung multivitamins cho trẻ.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị


Trẻ ăn nhiều luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ, tuy nhiên cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm khác nhau không kiểm soát kỹ thì rất có hại cho sức khỏe của trẻ.

Các bậc phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn những loại thực phẩm dưới đây:

Các loại mỳ, đặc biệt là mỳ tôm
Trải qua quá trình chế biến những thành phần có lợi như vitamin B và đường gluco bị giảm đi đáng kể chỉ còn lại cacbon hydrat trong các sản phẩm tinh bột này.
 
Cacbon hydrat làm giảm sự hoạt động của các noron thần kinh, do đó sự phát triển IQ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Vậy nên cha mẹ hãy thay thế món ăn nhanh này bằng những món ăn khác có lợi hơn cho sức khỏe của trẻ.

Các loại thịt đã qua chế biến

Cho con ăn bánh mỳ kẹp xúc xích và thịt nguội trong bữa sáng hàng ngày, các bà mẹ đã vô tình khiến con có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, tiểu đường hay thậm chí là cả ung thư.
 
Những loại thực phẩm đã qua chế biến chứa rất nhiều calo, muối và mỡ. Nếu ăn quá 2 lần mỗi tuần sẽ làm nguy cơ mắc các bệnh trên càng tăng cao.

Thực phẩm quá mặn
Ăn mặn sẽ làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp.

Thực phẩm như cải muối, cà muối, cá khô, cá kho… mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều.

Thực phẩm chứa nhôm
Nhôm thường có nhiều trong những loại thực phẩm chiên rán như bánh quẩy, bánh tiêu, gà rán…
 
Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn.

Nước ngọt đóng hộp và các loại nước có ga
Nước ngọt có ga là đồ uống yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Nhưng các bà mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nhiều vì nó là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ, loại thức uống này còn gây ra bệnh thận, ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
 
Bơ thực vật
Lựa chọn bơ có nguồn gốc từ sữa bò chứ đừng mua bơ thực vật. Loại bơ này chứa đầy dầu đã được hydro hóa (chất béo dạng trans-fats), vốn được biết gây ung thư, tiểu đường, bệnh tim và nhiều vấn đề phức tạp khác.

Đồ uống chứa caffeine
Đây là thứ hiển nhiên cấm kỵ với trẻ. Chúng không hề có bất kỳ một loại vitamin hay chất dinh dưỡng nào cho trẻ, ngược lại còn có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và nhiều tác hại khác cho dạ dày, khiến bé mệt mỏi, khó ngủ.

Gan động vật

Gan động vật là một món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, lại có thể bổ sung thêm sắt, các mẹ thườngluộc hoặc xào cho các bé ăn. Thực ra, gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố.
 
Các mẹ đi chợ mua gan nhất định phải chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. 

Trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch để loại bỏ bớt độc tố.
Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan: Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.

Mayonnaise
Mẹ nên thật cẩn thận với salad trộn mayonnaise, không nên cho trẻ ăn nhiều vì một thìa mayonnaise chứa đến 90 calo, 10g chất béo và 90mg muối. Vì vậy món salad mayonnaise của mẹ có thể lại trở nên chẳng dinh dưỡng chút nào. Thay vào đó, mẹ có thể làm salad sữa chua cho bé, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa ngon lành, bé khó có thể từ chối.

Các loại đồ hộp, thức ăn đóng hộp
Khi chế biến đồ ăn cho bé, mẹ nên hạn chế tối đa nguyên liệu lấy từ các loại đồ hộp như thịt hộp, ngô hộp, hoa quả đóng hộp vì những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bảo quản có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
 
Nếu lựa chọn không khéo và không để ý đến nhãn mác, có thể sẽ dùng phải những loại đã hết hạn hoặc bao bì đóng không đảm bảo và có chứa chất gây ung thư.
 

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014


Khi tiết trời vào mùa thu - đông, nhiệt độ ban ngày vào lúc sáng sớm hoặc về đêm có sự chênh lệch rất lớn.




Do trẻ nhỏ hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa tốt cộng với điều kiện thời tiết như vậy khiến trẻ thường mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, cảm lạnh...Vì vậy để phòng cảm cúm ở trẻ, mẹ nên chú ý bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm giàu protein
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, mẹ nên bổ sung những thực phẩm như trứng, cá, sữa, thịt nạc. Bên cạnh đó, trong protein thực vật chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus. Mẹ có thể cho con uống sữa đậu nành mỗi ngày.


2. Thực phẩm chứa vitamin A
Khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mẹ nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn của bé những thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, đu đủ...


Bên cạnh đó, các loại rau xanh như cải xanh, cải xoăn, măng tây, rau bina... rất giàu vitamin A. Rau không chỉ giúp cơ thể con cân bằng mà còn khiến con khỏe và sở hữu một hệ miễn dịch tối ưu. Vì thế, mẹ hãy đảm bảo ít nhất 3 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày của con để ngăn chặn sự "hỏi thăm" của các bệnh đường hô hấp cho con.

3. Thực phẩm chứa vitamin C
Những loại quả rất tốt cho mùa đông có tác dụng giữ nhiệt đó là táo, bưởi, cam. Các loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin C... Mỗi ngày ăn một loại quả này giúp phòng tránh các bệnh cảm cúm ở trẻ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.



Mẹ nên cho bé ăn nguyên quả, nguyên tép, múi hơn là vắt nước bởi vì "thịt" của các loại trái cây này chứa chất xơ rất tốt cho bé, chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm do không khí lạnh.

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa Kẽm
Hải sản là một trong những thực phẩm được đánh giá có chứa nhiều kẽm, bởi nó có chứa nhiều omega-3. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé ăn cá 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình.


Bên cạnh đó, cá hồi là loại cá được xếp đầu bảng cung cấp nhiều axit béo omega 3 cũng như dầu cá. Đây là những loại chất béo đã được chứng minh là giúp tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.
 


Ngoài hải sản ra, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các thực phẩm khác như thịt nạc, gan lợn, lòng đỏ trứng...

5. Thêm tỏi, hành, gừng vào món ăn của bé
Tỏi được coi là "vua" của các loại gia vị vì nó có tác dụng phòng ngừa cảm cúm và chứa những hợp chất "đánh bại" các tế bào ung thư nguy hiểm như ung thư da, ruột, vú và dạ dày.



Vì vậy, các mẹ nên thêm nhiều hành và tỏi... trong các món ăn vào mùa đông để tăng sức đề kháng cho bé trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Đặc biệt, tỏi tây có chứa rất nhiều vitamin B, C, các chất khoáng như sắt, canxi, phôtpho, magiê, natri, kali,... có tác dụng bổ thần kinh, tránh cảm. Hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, trị ho, an thần nhẹ, mệt mỏi, bổ dưỡng cơ thể. Củ gừng tươi có khả năng đánh bại những căn bệnh cảm cúm.

Để phòng cảm cúm ở trẻ, mẹ có thể dùng tỏi tây, hành tây, gừng dưới dạng thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác, nấu canh, nấu súp với khoai tây, cà rốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo... cho bé mỗi ngày.
 
Theo khampha.vn


Những việc làm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân khiến con ốm yếu vào mùa đông.

Thời tiết trở lạnh khiến các mẹ cự kỳ lo lắng về sức khỏe của bé yêu. Nhiều ông bố bà mẹ đã phải "đứng ngồi không yên" trước các vấn đề "làm sao giữ ấm cho con?", "có nên cho trẻ ra ngoài trời lạnh?", "tắm cho trẻ ở nhiệt độ bao nhiêu là chuẩn?".... Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa thực sự sáng suốt để có thể giải đáp chính xác các thắc mắc trên để từ đó mắc phải các sai lầm không nên có khi chăm sóc con.

Dưới đây là một số sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh, các việc làm này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.

1. Ủ ấm cho trẻ quá mức
Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.
Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.



Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ, chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt. Mẹ nên mặc cho bé một áo khoác dày bên ngoài, nếu trẻ ở trong nhà hoặc chơi đùa có thể cởi ra, lúc phải đi ngoài đường lạnh thì mặc vào dễ dàng. Tốt nhất, với thời tiết như hiện nay, mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc mặc đồ cho trẻ Qui tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa đông: 'Bốn ấm một lạnh'.

2. Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ lạnh
Mùa đông, khống khí và gió lạnh khiến nhiều bố mẹ cảm thấy e ngại trong chuyện cho trẻ ra ngoài trời. Tuy nhiên đó không phải là một cách hay. Bởi giữ trẻ ở trong phòng kín lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ được ra ngoài tắm nắng mùa đông rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Vào thời tiết ngày đông, thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời là vào khoảng 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều theo khung từ 15h-17h. Khoảng thời giam từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cự tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh mẽ nhất, rất dễ gây tổn thương cho da. Để biết thêm thông tin về tắm nắng cho trẻ mùa đông các mẹ có thể tham khảo bài viết này Tắm nắng đúng cách cho trẻ vào mùa đông.

Đối với các bé lớn tuổi hơn, các mẹ cần cho con ra ngoài để tiếp xúc với không khí và tham gia nhiều trò chơi vận động. Những trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Khi cho trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng, dạy trẻ cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh. Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không được cho trẻ ra ngoài chơi.

3. Cho con mặc bỉm 24/24
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh. 



Cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

4. Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao
Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa.

Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng vào các thiết bị này, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em. Để sử dụng điều hòa, quạt sưởi cho con an toàn nhất vào mùa lạnh, các mẹ hãy tham khảo bài viết Cách dùng quạt sưởi chuẩn để con không bị ốm.
 
Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, trước khi cho con ra ngoài, bố mẹ nên mặc thêm áo khoác và đi giày vào cho bé. Vì nếu trường hợp không mặc đủ ấm mà đột ngột đi ra ngoài rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ nhất là những người có sức khỏe yếu đặc biệt người già và trẻ nhỏ. 


5. Tắm, rửa chân cho trẻ bằng nước quá nóng
Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.



Khi cho trẻ tắm mẹ cũng lưu ý để phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Để tắm cho trẻ vào mùa đông một cách chính xác, các mẹ hãy tìm hiểu thông tin tại đây Cẩm nang của mẹ khi tắm cho trẻ vào mùa đông.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa chân cho con bằng nước quá nóng cũng không tốt. Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

6. Để bụng bé bị nhiễm lạnh
Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Trong mùa đông, bụng trẻ bị nhiễm lạnh rất dễ gây ra các bệnh như cúm, ho, sổ mũi… Khi nằm ngủ, trẻ rất đễ đạp chăn và bị nhiễm lạnh mà cha mẹ không kiểm soát được. Chính vì vậy, khi cho trẻ đi ngủ, cha mẹ nên để trẻ mặc một chiếc áo đủ ấm, có thể cho áo vào trong quần trẻ để khi đạp chăn bụng trẻ cũng không bị nhiễm lạnh.
 
Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ. Để giúp bé có giấc ngủ ngon vào mùa đông, các mẹ hãy nhớ giữ ấm cho bé thật cẩn thận Mẹo giữ ấm cho bé yêu khi ngủ mùa đông. 

(Theo Khám phá)

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014



Tắm cho trẻ là một công việc không hề giản đơn, đặc biệt là vào những lúc thời tiết giá lạnh như hiện nay hay đối với những người lần đầu làm cha mẹ.

Làm thế nào để tắm cho bé đúng cách, vừa sạch vừa không gây tổn thương cho bé mà còn là cách giúp bé thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất, thư giãn hơn cho giấc ngủ của bé sâu hơn? Làm thế nào để tắm cho bé vào những hôm thời tiết giá lạnh mà không làm bé bị nhiễm lạnh?

Hướng dẫn chi tiết cách thức chuẩn bị và các bước tắm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “khó nhằn” ở trên


Muốn con cao lớn không phải cứ uống thật nhiều sữa, bổ sung thật nhiều canxi là sẽ thành công.

Vấn đề chiều cao của trẻ ngày càng được nhiều cha mẹ quan tâm, thậm chí có phần “ưu tiên” hơn cả cân nặng. Tất cả các ông bố bà mẹ đều kỳ vọng con mình sẽ cao lớn. Nhất là với những phụ huynh chẳng may có chiều cao “khiêm tốn”, mong muốn cải thiện cho đời F1 lại càng quan trọng. Tuy nhiên muốn con cao lớn không phải cứ uống thật nhiều sữa, bổ sung thật nhiều canxi là sẽ thành công.

Xin mách mẹ 7 chiêu “ít ai biết” giúp con tăng chiều cao cực nhanh

Ngủ muộn nhất trước 10h tối
Trong thực tế, hormone tăng trưởng thường tiết ra lên đến đỉnh điểm khi trẻ đạt giấc ngủ sâu. Nếu cha mẹ muốn con có chiều cao lý tưởn, ít nhất trong khoảng thời gian 3-6 năm tuổi trẻ phải được đảm bảo rằng có 10-12 giờ ngủ mỗi ngày. Học sinh tiểu học nên ngủ 9-10 tiếng và học sinh trung học sẽ vẫn ngủ 8-9 giờ một ngày.
Để trẻ ngủ sâu càng sớm càng tốt, tốt nhất mẹ nên lưu ý cho bé đi ngủ trước 10 giờ tối.

Không mặc đồ quá chật
Nếu mẹ cho trẻ mặc quần áo quá chật có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đặc biệt là ở vị trí mắt cá chân, nếu bé đi tất chật thường xuyên sẽ khiến xương chân khó phát triển.



Cố gắng hạn chế con ngồi xổm
Khi trẻ em quen ngồi xổm lâu dài, đôi chân dài trong trạng thái uốn cong lâu dần có thể dẫn đến việc lưu thông máu kém, xương chân cũng có thể bị uốn cong ra phía ngoài. Vì vậy mẹ cố gắng tránh để con phải ngồi xổm quá lâu, đồng thời tạo thói quen tìm ghế để ngồi cho bé.
Khi chọn ghế, mẹ cũng nên lưu ý bé nên chọn ghế có lưng tựa, cho phép cột sống được thẳng, dễ tăng chiều cao.

Mỗi ngày hoạt động ngoài trời ít nhất 1 tiếng
Hoạt động ngoài trời không chỉ tăng cường thể lực, chúng cũng có thể giúp trẻ cao hơn. Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ có thể để bé thoải mái vận động, bò, lẫy, đi…Đừng bó buộc, bắt bé nằm im thụ động.
Ở trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng hoạt động về cầu lông, bơi lội rất thích hợp cho bé. Trẻ lớn hơn có thể học bóng rỗ, nhảy cao. Miễn dưới 18 tuổi đừng cho con tập tạ là được.

Mỗi ngày 70-80 gram protein
Trẻ em trong độ tuổi 10-13 lượng protein hàng ngày yêu cầu trong khoảng 70 gram; khi trẻ đạt 13-18 tuổi, lượng protein lúc này sẽ cần khoảng 80 gram. Mẹo tốt nhất để bổ sung protein và cung cấp đủ lượng cần thiết cho bé là mỗi ngày nên uống thêm 1 cốc sữa tươi.
Nếu muốn con bạn phát triển cao, mẹ cũng đừng để bé thiếu canxi, phốt pho, kẽm. Ngoài ra chú ý ăn ít chất béo, thừa cân sẽ ảnh hưởng cả đến phát triển chiều cao.


Đo chiều cao 2 tháng một lần
Tốc độ tăng chiều cao của trẻ tuy không nhanh nhưng vẫn cần thường xuyên theo dõi. Để nhận ra sự khác biệt, mẹ nên lưu ý đo chiều cao bé khoảng 2 tháng một lần. Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao hàng năm của trẻ em dưới 4cm, và so con số thấp hơn khá nhiều so với các bạn cùng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám, kiểm tra khung xương, và làm thử nghiệm hormone để tìm lý do thực sự vì sao trẻ không cao lên.

Không tin những thực phẩm bổ sung “hoang đường”
Trên thị trường này nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung quảng cáo giúp trẻ tăng chiều cao, kéo dài xương trong thời gian thần tốc được bán với giá cắt cổ. Điều này không cần thiết.
Trong thực tế, nếu tuổi xương của trẻ đã chín muồi, dù có uống bao nhiêu thuốc cũng khó có tác dụng. Nếu vẫn còn trong tuổi dậy thì, lạm dụng các loại thuốc có thể dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm, nhanh cao lúc bé nhưng sau này cũng ngưng đột ngột.
 
(Theo Khám Phá)




Một chế độ ăn hợp lý có nghĩa là cân đối đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất, không ăn quá nhiều chất ngọt, chất béo, những thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm ăn ở mức vừa phải, ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, các loại nước ngọt sản xuất công nghiệp. 

Đối với trẻ em, một chế độ ăn hợp lý còn có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao.
Phải thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ theo từng tháng tuổi. Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ trên biểu đồ phát triển nếu thấy cân nặng của trẻ vượt kênh A quá nhiều thì cần phải đi khám tư vấn dinh dưỡng. Bình thường, trẻ chỉ tăng cân nhanh ở dưới 1 tuổi. Còn từ 1 - 10 tuổi trẻ chỉ tăng 2 - 2,5 kg/năm.
 
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý cần phải tuân thủ, cha mẹ cần chú ý khuyến khích con tăng cường vận động tập thể dục thể thao.